Viêm đại tràng mạn tính – nấu cho chồng con ăn còn mình thì chống đũa
Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển .Ở Việt Nam tỷ lệ người mắc VĐTMT khá cao, khoảng 20% dân số và ngày càng có xu hướng gia tăng
Biểu hiện của viêm đại tràng mạn tính như thế nào?
- Đau bụng: với đặc điểm đau dọc khung đại tràng, thường ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn hay tái phát, có khi đau âm ỉ, đi ngoài được thì đỡ đau.
- Rối loạn đại tiện : rất đa dạng, chủ yếu là đi lỏng nhiều lần trong ngày, hay mót rặn, phân có thể có nhày mũi hoặc máu. Cũng có khi táo bón kèm nhày mũi hoặc táo lỏng xen kẽ. Nói chung là phân không ổn định, đại tiện không có cảm giác thoải mái.
- Toàn thân : mệt mỏi, ăn ngủ kém, đầy bụng, chán ăn, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Nếu nặng thì thể trạng gầy sút, hốc hác.
Tự tay nấu ăn cho chồng con nhưng không dám động đũa nhiều món:
Những người bị viêm đại tràng mạn tính rất nhạy cảm với nhiều đồ ăn thức uống như:
- Thực phẩm cứng như rau sống, xương sụn có thể tổn thương vết loét gây đau.
- Uống rượu, bia, cà phê gây kích thích đại tràng làm đau, co thắt, đi phân lỏng.
- Trứng, thịt mỡ, món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa cải chua, mắm, nước ngọt có gas... gây đầy bụng, rối loạn đi ngoài phân lỏng.
- Ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) bệnh nhân sẽ có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Cho nên mỗi khi đến bữa ăn lại thấy ngán ngẩm không muốn đụng đũa, chỉ quanh năm ăn cơm với muối vừng hay thịt ruốc, thịt nạc rang.
Xu hướng điều trị mới và đạt hiệu quả cao trong viêm đại tràng mạn tính:
Y học cổ truyền ngày nay đã được công nhận trên toàn thế giới về khả năng chữa lành một số bệnh mạn tính mà tây y còn bỏ ngỏ, trong đó có viêm đại tràng mạn tính.
Y học cổ truyền cho rằng Viêm đại tràng mạn tính nằm trong phạm vi chứng “phúc thống” và “tiết tả” nguyên nhân do Tỳ vị và Đại tràng bị tổn thương, suy giảm công năng vận hóa và chuyển tải các chất cặn bã. Y học cổ truyền xử dụng các bài thuốc, vị thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược như hoàng liên bạch thược, sa nhân …để giúp nhanh chóng hết đau, tiêu viêm, cầm đi ngoài, hết chướng bụng đầy hơi,đặc biệt khôi phục được công năng của hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột. Nhờ đó người bệnh trở nên ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường tốt được sức khỏe.