Người bệnh viêm đại tràng mãn tính nên ăn uống thế nào?
Những người bị bệnh viêm đại tràng mãn tính nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như thói quen ăn uống của mình.
Những người bị bệnh viêm đại tràng mãn tính nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như thói quen ăn uống của mình.
Viêm đại tràng mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như: Do nhiễm khuẩn, chế độ ăn không phù hợp, tâm lý lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật,… dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.
Chế độ ăn trong viêm đại tràng mãn tính trước hết cần đảm bảo đủ thành phần các chất dinh dưỡng như: Chất đạm (protein): 1g/kg/ngày; Năng lượng: 30 - 35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân; Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày; Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Người bệnh viêm đại tràng cần ăn đúng cách
1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở "chứng”.
2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
Người viêm đại tràng mãn tính nên ăn các loại rau xanh.
3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà...đều phải kiêng.
5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành không có những chất gây hại trên đại tràng.
6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene... có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.
Bên cạnh đó, người bị viem đại tràng mãn tính phải chú ý ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa hoặc ăn các món ăn lạ.
Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
Những thực phẩm nên và không nên khi bị viêm đại tràng
Người viêm đại tràng mãn tính nên ăn các loại thực phẩm như: Gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua. Các loại rau xanh nhiều lá: Rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn. Các rau họ cải: Bắp cải, củ cải.
Không nên ăn, uống các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm đại tràng mãn tính phải có tinh thần lạc quan, an tâm trong điều trị, tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ, tránh âu lo phiền muộn, nhất là stress sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng, khó khỏi./.
Theo Giaoduc
Truy cập website viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800545435 để được các chuyên gia tư vấn.