Viêm đại tràng cấp tính: triệu chứng, nguyên nhân và điều trị và phòng bệnh
Viêm đại tràng cấp tính là một bệnh lý dễ mắc nhưng khó chữa. Chỉ người bệnh ăn uống bất cẩn một chút là đã tạo ra con đường gây bệnh cho chính mình. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Viêm đại tràng cấp tính là một bệnh lý dễ mắc nhưng khó chữa. Chỉ người bệnh ăn uống bất cẩn một chút là đã tạo ra con đường gây bệnh cho chính mình. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Viêm đại tràng cấp tính là gì?
Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng trong hệ thống đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Đại tràng có chức năng chính là chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và tống ra ngoài, trong đó còn có cả nước. Trước khi chất cặn bã được tống ra ngoài, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó.
Vì thường xuyên tiếp xúc với chất thừa của thức ăn, nên dễ trở thành một trong những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Viêm đại tràng cấp tính chính là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra làm tổn thương khu trú hoặc xuất hiện và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà đại tràng sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Viêm đại tràng cấp tính có thể do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc uống phải nước có vi sinh vật có thể gây ra viêm đại tràng cấp tính; Hoặc nhiễm ký sinh trùng loại hay gặp nhất là lỵ amíp, với vi khuẩn có thể là lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao… ; Nhiễm virút và gặp nhiều hơn cả là virút Rota. Ngoài ra có thể gặp viêm đại tràng cấp do dị ứng thức ăn.
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các triệu chứng biểu hiện của bệnh có thể khác nhau ở từng người và ở mỗi bệnh nhân lại khác nhau tùy theo tiến triển của bệnh.
Viêm đại tràng cấp tính: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh (Ảnh minh họa)
Triệu chứng, biểu hiện của viêm đại tràng cấp tính
Tùy theo tác nhân gây ra bệnh mà có các triệu chứng biểu hiện của viêm đại tràng cấp tính sẽ khác nhau.
Nếu viêm đại tràng cấp tính do lỵ amíp thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, mót đi ngoài liên tục, nhưng mỗi lần đi ngoài chỉ có một ít phân có máu và chất nhày kèm theo phân.
Nếu viêm đại tràng cấp tính do vi khuẩn lỵ, người bệnh có sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày/đêm đi nhiều lần phân lẫn máu nên phân có màu như máu cá, đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi ngoài không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều cho nên rất dễ trụy tim mạch.
Nói chung, viêm đại tràng cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhày), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng.
Viêm đại tràng cấp tính có nguy hiểm không?
Người bệnh viêm đại tràng cấp tính mắc do amíp nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính. Viêm đại trạng cấp do khuẩn lỵ có thể gây biến chứng thủng đại tràng, viêm loét đại tràng, hiếm gặp hơn là gây nhiễm trùng huyết.
Bệnh diễn biến của viêm đại tràng cấp tính rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất nước và điện giải, nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
Viêm đại tràng cấp tính uống thuốc gì?
Khi có các triệu chứng hay biểu hiện của viêm đại tràng cấp tính người bệnh cần đi khám để tại các chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Nếu biết được nguyên nhân, việc điều trị thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm soi phân, thuốc giảm đau bụng cũng cần được cân nhắc, có thể dùng các thuốc đại tràng cấp tính có nguồn gốc thảo dược để tạm thời làm thuyên giảm các triệu chứng cấp tính. Việc dùng các thuốc thảo dược cũng giúp tăng cường công năng đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa. Ngoài ra việc bù nước nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch.
Phòng bệnh viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp tính có thể gọi là “bệnh từ miệng mà ra” nên để phòng bệnh, người bên cần đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Trong cuộc sống thường ngày, không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, nhất là nước đá không được tiệt trùng.
Trong gia đình, khi có người mắc bệnh do kiết lỵ, bệnh lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả…, cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải cho vào hố xí và có chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi.
Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35.