Nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính

Một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng phổ biến bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Đây là con đường ngắn nhất tới viêm đại tràng nên viêm đại tràng thường được gọi là bệnh từ miệng mà ra. Kén amip có thể dễ dàng lẫn trong thức ăn của người bệnh và đi vào dạ dày, lọt qua các tầng kiểm soát của dạ dày, qua các đoạn ruột non, di chuyển xuống cuối hỗng tràng, đi thẳng vào đại tràng. Trùng Amip rất nguy hiểm. Chúng không chỉ gây viêm loét ở manh tràng, đại tràng mà còn cả trực tràng.

Khi bị amip tấn công, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, phân có nhày, cảm giác mót rặn, bụng đâu thành từng cơn. Viêm đại tràng do amip gây ra thường kéo dài và dễ bị tái phát

Các xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và nội soi đại tràng là những bước cần thiết để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác viêm đại tràng. Tùy theo mức độ mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhẹ dùng metronidazol uống hoặc iodoquinol để ngừa bệnh tái phát. Nếu bệnh diễn biến nặng phải nhanh chóng đưa bệnh nhân vào viện để điều trị.

Vi khuẩn dễ xâm nhập qua đường tiêu hóa là nguyên nhân mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính (Ảnh minh họa)

Viêm đại tràng mạn tính do lao

Đây cũng là một trong số những nguyên nhân bị viêm đại tràng mạn tính phổ biến. Nhiều bệnh nhân bị lao phổi sẽ bị lao ruột nguyên phát vì bị nhiễm khuẩn lao qua đường tiêu hóa. Các triệu chứng nhiễm lao của bệnh biểu hiện như: sốt nhẹ, đặc biệt về chiều, biếng ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, sức khỏe suy sụp, tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra phân có đờm nhớt và có dính máu. Viêm đại tràng mạn tính do lao nếu để lâu ngày có thể gây tắc ruột và lao màng bụng.

Dựa vào xét nghiệm tìm vi khuẩn lao trong phân và tiến hành nội soi đại tràng sinh thiết  có thể giúp các bác sĩ thu thập được những hình ảnh tổn thương do bệnh gây ra các tế bào điển hình của lao. Chẩn đoán được nguyên nhân gây viêm đại tràng do lao, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị nguyên nhân bệnh và thuốc điều trị triệu chứng. 

Viêm loét đại tràng vô căn

Nhiều khi người mắc viêm đại tràng mạn tính mà không tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, các bác sĩ có thể nghĩ ngay tới nguyên nhân là người bệnh bị rối loạn miễn dịch, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị trầm cảm.

Người bệnh thường xuyên bị đau quặn bụng, kéo dài từng cơn, cảm giác mót rặn, phân có máu nhày, sụt cân, sốt,… Bên cạnh đó, một số người bệnh còn có biểu hiện đau do viêm khớp, viêm đốt sống. Bệnh nặng thêm có thể làm thủng ruột hoặc bệnh phình đại tràng và ung thư hóa.

Cũng như các nguyên gây viêm đại tràng khác, khi xác định được căn nguyên thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn. 

Bệnh Crohn

Bệnh Cohn thường gặp ở Âu Mỹ. Bệnh Crohn diễn biến ở cả ruột non và ruột già diễn biến mạn tính đi cùng các các triệu chứng như trên kèm theo đau hố chậu phải. Người mắc bệnh crohn đại tràng dễ bị chẩn đoán nhầm sang viêm ruột thừa.

Người bệnh Crohn thường bị co thắt, phù nề. Lòng ruột người bệnh có thể bị xơ hóa gây hẹp lòng ruột dẫn đến tắc ruột, rò ruột, áp-xe và rò cạnh hậu môn.

Nguyên nhân khác gây ra viêm đại tràng mạn tính

Các bệnh nhân mắc AIDS, lậu herpes simplex virut, do Chlamydia hay viêm đại tràng sau xạ trị vùng bụng và chậu dễ bị bệnh viêm đại tràng. Những người bị mắc bệnh bởi những nguyên nhân bị viêm đại tràng mạn tính này đều khó điều trị hơn các bệnh nhân khác.

Làm gì khi có triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính

Theo các chuyên gia tiêu hóa, khi nhận thấy có biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mạn tính, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.

Về nguyên tắc, bệnh viêm đại tràng mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp. Ví dụ như khi bị táo bón, người bệnh viêm đại tràng sẽ phải giảm chất béo, tăng cường chất xơ và chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ.

Về phương pháp điều trị viêm đại tràng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa có phương pháp trị dứt điểm căn bệnh này vì bệnh phụ thuộc trực tiếp vào chế độ sinh hoạt, vận động,dinh dưỡng mỗi ngày của người bệnh. Kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh thói quen hàng ngày có thể giúp người bệnh có thể "sống chung" với bệnh. 

Tổng đài bác sĩ theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338