Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ chịu mức phạt rất cao. Nhiều người boăn khoăn không rõ uống chừng nào thì bị phạt, sau khi uống bao lâu thì được lái xe, mức phạt do “thổi” cồn cụ thể là bao nhiêu? Đau đầu đong lên cân xuống xem đi nhậu thế nào để không hại “ví” mà quên mất một điều, tiền phạt có cao thế nào cũng không bằng hại sức khỏe, đặc biệt là đại tràng.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn theo nghị định mới

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ có mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng, cao nhất lên đến 40 triệu đồng. Cụ thể được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế:

+ Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở

Ô tô: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng

Xe máy: 02 - 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 - 100.000 đồng

+ Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

Ô tô: 16 - 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng

Xe máy: 04 - 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 - 400.000 đồng

+ Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

Ô tô: 30 - 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng

Xe máy: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng

Xe đạp: 600 - 800.000 đồng

Uống bao nhiêu thì hại “ví” và sau bao lâu thì hết nồng độ cồn trong hơi thở?

Với quy định mới, nhiều người chưa rõ uống bao nhiêu thì bị phạt và sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu. Những con số sau có thể làm “các đấng mày râu” giật mình đấy:

- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe”. Tuy nhiên đây chỉ là số liệu tham khảo, thực tế thời gian hết nồng độ cồn trong cơ thể còn phụ thuộc vào lượng rượu, bia người đó uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể. Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml (5%); một ly rượu vang 100 ml (13,5%); một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Theo Quy định mới, mức phạt khi tài xế sử dụng rượu bia có thể khiến cho nhiều người "điêu đứng"

Không chỉ hại “ví”, rượu bia còn là nguyên nhân hàng đầu tàn phá đại tràng

Không chỉ là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi từ 15 - 49 ở nước ta, rượu bia là nguyên nhân gây ra hậu quả có hại cho hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là đại tràng. Chính sự gia tăng về mức tiêu thụ rượu bia đã kéo theo tỷ lệ người dân Việt Nam mắc viêm đại tràng mạn tính ở mức cao nhất thế giới với khoảng 15 % - 20% dân số.

Nói về tác hại của bia rượu đối với đại tràng, các chuyên gia cho biết: Khi sử dụng nhiều bia rượu, hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng làm cho nhu động ruột bị rối loạn, lớp nhầy niêm mạc bị mất tác dụng. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, niêm mạc đại tràng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương, viêm loét, đồng thời, các chức năng chính của đại tràng sẽ bị rối loạn, không tái hấp thu nước điện giải gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng...

Đặc biệt, ở những người đã bị viêm đại tràng mạn tính, rượu bia không chỉ làm cho các vết trợt loét ngày càng ăn sâu và lan rộng, khó điều trị mà còn khiến đại tràng mất khả năng sản xuất vitamin B, K, dễ gây xuất huyết. Vì vậy, người bệnh thường bị thiếu máu, chất dinh dưỡng cần thiết và cơ thể trở nên xanh xao, gầy mòn sau một thời gian bị bệnh nếu uống nhiều rượu. 

Ngừng rượu bia, vợ vui, đại tràng khỏe

Thay vì tốn tiền cho một bữa nhậu thì nên dành chi phí đó để chăm lo thêm cho gia đình có thể giúp đỡ đần một phần gánh nặng trên vai người bạn đời. Không uống bia rượu cũng là cách tốt nhất giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện biện pháp này một cách triệt để. Vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo: Chỉ nên sử dụng rượu bia khi cần thiết và nên chọn các loại rượu bia có nộng độ cồn thấp dưới 30 độ, nên uống kèm với cháo, nước ép..., không nên uống vào lúc đói.

Ở những người bệnh Viêm đại tràng mạn tính, công năng của hệ tiêu hóa và đại tràng bị suy yếu, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương thì càng cần phải hạn chế sử dụng bia rượu. Bên cạnh đó, người bệnh cần tích cực điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng đại tràng, thậm chí ung thư.

 

 

Theo các bác sỹ Y học cổ truyền, Viêm đại tràng mạn tính là quá trình Đại tràng và Tỳ vị bị rối loạn, suy yếu và tổn thương. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc thảo dược được bào chế từ các bài thuốc cổ phương "danh bất hư truyền" như "Sâm Linh Bạch Truật Tán" và "Hương Sa Lục Quân Tử"... để vừa giải quyết dứt điểm các viêm nhiễm, làm lành niêm mạc đại tràng, vừa phục hồi và điều hòa các tạng phủ này. Thuốc đại tràng thảo dược được bào chế từ hai bài thuốc cổ phương này đã được người bệnh tin dùng hơn 20 năm nay.

Với thành phần là các dược liệu quý như Bạch Truật, Mộc Hương, Hoàng Đằng...., Thuốc Đại Tràng Hoàn P/H có tác dụng Bổ Tỳ - Ích Tràng, giúp làm hết nhanh các triệu chứng của viêm đại tràng cấp & mạn tính như RỐI LOẠN TIÊU HÓA, ĐAU BỤNG, ĐẦY HƠI..., đồng thời giúp khôi phục hoàn toàn công năng của hệ tiêu hóa, giúp bệnh ổn định và không tái phát.

Đặc biệt, Thuốc Đại tràng Thảo dược được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của tổ chức y tế thế giới (GMP – WHO) dưới dạng viên hoàn truyền thống nên có hàm lượng dược liệu cao, đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Đại tràng hoàn P/H – Tinh túy cổ phương, trị thương đại tràng

Thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế trao tặng giải thưởng Ngôi Sao Thuốc Việt

Đây là THUỐC ĐIỀU TRỊ, không phải thực phẩm chức năng.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Truy cập website www.viemdaitrang.com.vn để biết thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng hoặc gọi tới tổng đại miễn cước 1800 5454 35 để được các chuyên gia tư vấn.