Điều trị viêm đại tràng mạn tính – không khó như vẫn tưởng
Theo thống kê, có tới 80% số bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường xuyên bị tái phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu có phương pháp điều trị tốt thì việc điều trị dứt điểm bệnh là không hề khó.
Theo thống kê, có tới 80% số bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường xuyên bị tái phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu có phương pháp điều trị tốt thì việc điều trị dứt điểm bệnh là không hề khó.
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính chiếm khoảng 20% dân số. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy…khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn có chất tanh.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức độ của các biến chứng này tăng theo thời gian bị bệnh.
Những người mắc viêm đại tràng mạn tính càng lâu năm thì càng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng.
Vì sao viêm đại tràng mạn tính dễ tái phát?
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân cơ bản nhất khiến bệnh viêm đại tràng mạn tính dễ tái phát là do việc điều trị bệnh chưa dứt điểm. Đây là vấn đề then chốt khiến việc chữa trị các bệnh mạn tính nói chung và viêm đại trạng mạn tính nói riêng trở nên vô cùng khó khăn.
Khi bị viêm đại tràng mạn tính, nhiều người bệnh nghĩ rằng, chỉ cần điều trị hết các triệu chứng là đã khỏi hẳn bệnh mà không hề biết: niêm mạc và chức năng của đại tràng vẫn chưa phục hồi và khỏe mạnh trở lại, nghĩa là bệnh vẫn đang tồn tại âm ỉ. Đây là lý do khiến nhiều người bệnh tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ thời gian điều trị, gây tốn kém tiền bạc mà bệnh vẫn hoàn bệnh.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bệnh tái phát còn do người bệnh sử dụng không đúng thuốc, quá lạm dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh… gây nhờn thuốc và loạn khuẩn đường ruột hoặc do sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường không kiêng khem; ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học…
Không khó để điều trị dứt điểm viêm đại tràng mạn tính
Các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa cho rằng: Để điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng mạn tính và ngăn ngừa tái phát, trước tiên, người bệnh cần sử dụng đúng thuốc và tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y được bào chế từ hai bài thuốc “Sâm linh bạch truật” và “Hương sa lục quân tử” gia giảm với các thành phần thảo dược như Hoàng đằng, Mộc hương, Bạch Thược,… có tác dụng diệt khuẩn, kiện tỳ ích tràng, thanh nhiệt hóa thấp, cầm tiêu chảy, làm hết đau, cân bằng nhu động ruột, phục hồi hệ tiêu hóa, từ đó, vừa giúp điều trị tận gốc bệnh, vừa không mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, hai bài thuốc này còn giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật và ngăn ngừa viêm đại tràng mạn tính tái phát.
Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng loại thuốc này ít nhất cho một đợt điều trị là khoảng 3 tháng. Đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính lâu năm, nên duy trì uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn mới dừng thuốc, không nên chữa bệnh với tâm lý nóng vội.
Bên cạnh đó, trong và sau thời gian điều trị, người bệnh cần tránh ăn các loại thức ăn sống lạnh, thức ăn tanh, các loại thức ăn không thích hợp, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu chất sắt và folat… để đại tràng luôn khỏe mạnh.
Vì vậy, người bệnh nên có chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, đồng thời nên tập thể dục hoặc tập dưỡng sinh (ngồi thiền, tập yoga…) để giữ cho tinh thần luôn thoải mái, cơ thể khỏe mạnh.
TT