Mặc dù sự ra đời và phát triển của Y học hiện đại, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa của loài người, nhưng Y học cổ truyền vẫn có vị thế và vai trò quan trọng được các nước trên thế giới công nhận. Không chỉ châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe.

Giá trị của y học cổ truyền trong phòng và điều trị các bệnh mạn tính

Y học cổ truyền Phương Đông từ hàng nghìn năm trước luôn quan tâm đến sự tương tác giữa tâm trí, cơ thể con người và môi trường, nhằm mục đích ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật. Ngày nay, y học cổ truyền vẫn được coi trọng trong các biện pháp chăm sóc sức khỏe.

Theo WHO, đến 80% dân số ở các nước đang phát triển dựa vào thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 60-80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn sử dụng cho sản xuất thuốc đông dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.

Những bài thuốc từ thảo mộc được lấy từ rễ, vỏ, hoa, hạt, trái cây, lá là một trong những thành phần quan trọng nhất của Y học cổ truyền. Có tới hơn 3.000 loại thảo mộc khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 300-500 loại thường được sử dụng. Liệu pháp thảo dược có những chức năng chính: Điều trị bệnh, loại trừ vi khuẩn hay vi rút cấp tính; chữa lành các bệnh mạn tính như rối loạn tiêu hóa, đại tràng, hô hấp, dị ứng, giảm hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường sức khỏe cơ thể; duy trì cân bằng cơ thể, phòng tránh bệnh tật.

So với Tây y, thảo dược nhẹ nhàng và an toàn hơn do có nguồn gốc từ tự nhiên, ngày càng có nhiều người dựa vào thuốc thảo dược như một sự thay thế cho thuốc Tây.

Các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương, gia truyền dưới ánh sáng của khoa học đã được phân tích, nghiên cứu để phối hợp hài hòa các vị thuốc, tạo ra hiệu quả điều trị cao nhất. Đặc biệt khi điều trị các bệnh mạn tính thì việc phối hợp các vị thuốc rất có giá trị trong việc tăng cường dược tính, các vị thảo dược có công dụng bổ trợ cho nhau nhưng cũng có thể giảm bớt hoặc loại bỏ một số tác dụng không mong muốn, hạn chế tác dụng phụ khi phải dùng thuốc lâu dài khi điều trị mạn tính.

Tinh túy cổ phương, trị thương đại tràng

Theo Y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn sức khỏe của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc đại tràng thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa, Tỳ vị.

Có nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng, hiệu quả nhất phải kể tới các bài thuốc cổ phương lâu đời như “Sâm linh bạch truật tán”“Hương sa lục quân tử” - điều trị viêm đại tràng mạn tính dựa trên nguyên tắc bổ tỳ ích tràng và thanh nhiệt hóa thấp.

Đây là hai bài thuốc cổ phương đã có lịch sử nghìn năm nay, được sử dụng phổ biến trong suốt chặng đường phát triển thăng trầm của nền y học cổ truyền dân tộc. Bài thuốc vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả và tính ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe người dân.

Từ hiệu quả điều trị quý giá đó, đội ngũ dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia của Đông dược Phúc Hưng đã ứng dụng những nghiên cứu của khoa học hiện đại để nâng cao hiệu lực chữa bệnh của bài thuốc thông qua việc kết hợp hai bài thuốc này, bổ sung, gia giảm thêm một số thành phần để phù hợp với thể trạng người Việt.

Trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO),  thuốc y học cổ truyền trị viêm đại tràng đã được bào chế dưới dạng viên hoàn truyền thống, vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của hai bài thuốc gốc. Sản phẩm này hiện đã được lưu hành rộng rãi tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc và được dùng cấp phát trong danh mục bảo hiểm tại chuyên khoa y học cổ truyền một số bệnh viện.

Viêm đại tràng, căn bệnh vốn được coi là thế mạnh của Tây y thì ngày nay, chúng ta có thể tự tin lựa chọn thuốc y học cổ truyền để điều trị. Và việc phát triển các bài thuốc cổ phương thành các chế phẩm thuốc y học cổ truyền thành phẩm cũng chính là hướng đi mở ra triển vọng cho ngành thuốc Đông dược và mang lại hi vọng lớn cho người bệnh.

Mong rằng trong thời gian tới, không chỉ có viêm đại tràng mà nhiều bệnh lý khác có thể điều trị tốt hơn nhờ chắt lọc những tinh hoa quý giá của nền y học cổ truyền hàng nghìn năm tuổi; góp phần từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của y dược học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem thêm thuốc y học cổ truyền chắt lọc tinh túy cổ phương, trị thương đại tràng:

Thuốc thảo dược

Đại Tràng Hoàn P/H

Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y Tế trao tặng.

Đại Tràng Hoàn P/H là thuốc thảo dược, bào chế từ hai bài thuốc “Sâm Linh Bạch Truật” và “Hương Sa Lục Quân” hơn 20 năm uy tín trên thị trường với tác dụng đặc trị viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Thành phần: Gói 4g gồm: Bột Bạch truật 0,65g; Bột Mộc hương 0,35g; Bột Hoàng đằng 0,40g; Bột Hoài sơn 0,42g; Bột Trần bì 0,25g; Bột Hoàng liên 0,54g; Bột Bạch linh 0,35g;Bột Sa nhân 0,35g; Bột Bạch thược 0,35g; Cao đặc cam thảo 0,04g; Cao đặc đảng sâm 0,22g; Mật ong vừa đủ 4g

Công dụng:

Chữa chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức y tế thế giới GMP – WHO nhưng vẫn giữ nguyên dạng bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền: DẠNG VIÊN HOÀN, đảm bảo tốt nhất công năng và hiệu quả điều trị của bài thuốc gốc.

Dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO với dược liệu đầu vào được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái, lưu kho, bảo quản, kiểm nghiệm chất lượng..., thuốc được đảm bảo chất lượng từ khâu sơ chế dược liệu, chiết xuất, cô đặc, làm viên, đóng gói, kiểm nghiệm chất lượng, lưu kho đều được kiểm soát chặt chẽ.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 01 gói. Đợt điều trị 4 – 6 tuần.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai, người tiểu đường.

Tìm hiểu thông tin thêm về bệnh viêm đại tràng: www.viemdaitrang.com.vn

Hotline tư vấn miễn cước: 1800 54 54 35

Tác dụng không mong muốn: Chưa thấy có báo cáo.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

GPQC: số 0503/14/QLD-TT