Hơn 20 năm lưu hành trên thị trường, được hàng nghìn người bệnh tin dùng trong phòng và điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, thuốc Đại tràng hoàn P/H đã khẳng định được chất lượng điều trị cũng như vị thế của mình trong dòng thuốc thảo dược điều trị viêm đại tràng. Dưới đây là những thông tin thêm về bệnh viêm đại tràng và những câu hỏi thường gặp nhất về thuốc Đại tràng hoàn P/H như thuốc Đại tràng hoàn P/H mua ở đâu? Đại tràng hoàn P/H giá bao nhiêu? Liều dùng – cách dùng?

I. NHỮNG KIẾN THỨC NGƯỜI BỆNH CẦN BIẾT VỀ VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP TÍNH VÀ VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH.

1. Viêm đại tràng cấp tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phòng và điều trị

1.1 Viêm đại tràng cấp tính là gì?

Đại tràng (ruột già) là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, thực hiện chức năng chuyển hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài. Do là nơi hình thành và đào thải phân nên vi khuẩn có nhiều cơ hội sinh sôi và tấn công gây nên nhiều loại bệnh lý khác nhau cho đại tràng.  

Bệnh lý viêm đại tràng đặc trưng bởi quá trình viêm nhiễm gây ra tổn thương niêm mạc đại tràng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu tổn thương nhẹ có thể khiến lớp niêm mạc viêm xung huyết còn nặng hơn sẽ xuất hiện tình trạng viêm loét, xuất huyết hay hình thành những ổ áp-xe ở đại tràng. 

Viêm đại tràng cấp tính là hiện tượng viêm bùng phát đột ngột trong thời gian ngắn, các triệu chứng đến rầm rộ và nghiêm trọng. Viêm đại tràng cấp tính hình thành do bị nhiễm độc hay nhiễm khuẩn đường ruột gây các các triệu chứng cấp tính, nếu không chữa trị kịp thời thì lâu ngày có thể chuyển sang mạn tính.

1.2 Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính? Dấu hiệu của viêm đại tràng cấp tính cần xử trí ngay

Các triệu chứng viêm đại tràng cấp tính là thường khởi phát đột ngột, rầm rộ, trầm trọng và dễ nhận thấy:

- Đau bụng: Đau quặn thắt bụng dưới hoặc dọc theo khung đại tràng, đôi khi gây đầy hơi, cứng bụng, căng tức bụng,…

- Tiêu chảy: Bệnh lý viêm đại tràng thường gây rối loạn đại tiện, trong đó tiêu chảy là phổ biến nhất. Tiêu chảy có thể diễn ra nhiều lần trong ngày, thậm chí có thể lên tới cả chục lần, phân thường là phân nát hoặc toàn nước, có thể kèm theo máu. Tiêu chảy nhiều lần khiến bệnh nhân mất nước, hơn nữa đi xong vẫn cảm thấy không thoải mái. Triệu chứng này thường xảy ra hoặc tăng nặng hơn khi người bệnh ăn thức ăn lạ, đồ tái sống, thực phẩm cay nóng hoặc hải sản.

- Chán ăn: Viêm đại tràng cấp tính khiến người bệnh trong tình trạng ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu.

- Sốt: Trong một số trường hợp, người bệnh mắc viêm đại tràng cấp tính còn có triệu chứng sốt đi kèm buồn nôn.

- Chướng bụng: Người bệnh còn có cảm giác bụng chướng to, căng tức và khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính thường diễn ra trầm trọng nên có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc....

1.3 Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính

Đa phần các trường hợp mắc viêm đại tràng cấp tính đều là do nhiễm khuẩn tiêu hóa thông qua đường miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính phổ biến nhất:

- Vi khuẩn: Các vi khuẩn gây bệnh lỵ, trực tràng, đại tràng, tiêu chảy phổ biến là khuẩn Salmonella, Shigella…Viêm đại tràng cấp tính gây ra do lỵ Shigella khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, cảm giác đau rát hậu môn; nếu diễn tiến nặng sẽ làm xuất hiện tình trạng đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, có dấu hiệu nhiễm trùng như mệt mỏi, sốt cao, hốc hác, mất nước, rối loạn điện giải,…

- Do nhiễm ký sinh trùng, nguyên sinh động vật: Các loại giun đũa, giun kim, sán ruột… hay các khuẩn lỵ amip, lamblia… Nếu viêm đại tràng cấp tính gây ra do amip thường gặp phải các cơn đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, đặc biệt là vùng đại tràng Sigma; Kèm với đó là cảm giác mót rặn nhiều lần, mỗi lần đi đại tiện rất ít, phân thường lẫn với chất nhầy, mủ.

- Máu lưu thông đến ruột kém: Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể do tình trạng xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ, huyết khối…

- Sử dụng thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng cũng như con dao hai lưỡi giết chết các lợi khuẩn trong đường ruột. Khi đó, hệ vi sinh đại tràng sẽ mất bằng và gây ra viêm nhiễm, tổn thương cấp tính.

1.4 Chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính

Để chẩn đoán viêm đại tràng cấp tính, trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của bệnh nhân để đánh giá xem mức độ, tính chất của những triệu chứng này thế nào:

- Đau bụng vị trí nào? Mức độ ra sao?

- Tiêu chảy bao nhiêu lần trong ngày

- Phân lỏng có thể nhầy máu hay không?

- Có cảm giác buồn ói không?

- Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt?

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ nghiên cứu thêm về tiền sử bệnh tật và sử dụng thuốc, thói quen ăn uống thường ngày của bệnh nhân hay có ai trong gia đình cũng mắc phải các triệu chứng tương tự hay không để chẩn đoán bệnh.

Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết, để tìm ra tác nhân gây bệnh. Các phương pháp xét nghiệm chủ yếu là:

Soi phân trực tiếp để tìm vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng gây bệnh.

Xét nghiệm máu để đo lượng bạch cầu, nếu bạch cầu tăng thì có thể viêm đại tràng là do nhiễm trùng.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp ít khi phải dùng tới phương pháp nội soi.

1.5 Viêm đại tràng cấp tính uống thuốc gì?

Viêm đại tràng cấp tính uống thuốc gì là băn khoăn chung của người bệnh. Điều trị viêm đại tràng cấp tính tùy thuộc chính vào nguyên nhân gây bệnh để các bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì chỉ cần bù nước và điện giải hoặc dùng thêm một số các thuốc khác để giảm triệu chứng. Với các trường hợp nặng cần phối hợp thêm các thuốc khác:

- Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn C.diff: dùng kháng sinh phù hợp, nếu biến chứng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng.

- Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn Salmonella: Nếu triệu chứng tăng nặng có biến chứng phải dùng kháng sinh phù hợp theo phác đồ để điều trị.

- Điều trị viêm đại tràng do vi khuẩn Shigella: Nếu diễn tiến nặng cần điều trị nội khoa bằng các thuốc như  ampicillin, fluoroquinolon hay ciprofloxacin nếu bệnh nhân đi ngoài nghiêm trọng. Kết hợp bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc tiêu chảy vì có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.

- Điều trị viêm đại tràng cấp do Campylobacter: Có thể phải sử dụng thêm một số loại kháng sinh như  azithromycin,  macrolide …

- Điều trị viêm đại tràng cấp do vi khuẩn E.coli: Nếu bệnh nặng, bệnh nhân phải nhập viện để truyền máu, lọc thận hoặc thuốc kiểm soát co giật, thuốc điều hòa huyết áp.

- Điều trị viêm đại tràng cấp do virus: Chú ý bù nước và điện giải nhằm tránh mất nước, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày.

- Điều trị viêm đại tràng cấp do trùng amip: Sử dụng kháng sinh điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

- Điều trị viêm đại tràng cấp do nấm: Sử dụng kháng sinh điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể cân nhắc điều trị viêm đại tràng theo Đông y. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y được đánh giá khá cao trong điều trị viêm đại tràng với các thảo dược quý như: Bạch truật, hoàng đăng, hoài sơn, bạch linh,…

Kết hợp thuốc điều trị phù hợp với một chế độ dinh dưỡng luyện tập hợp lý có thể giúp tình trạng của người bệnh được cải thiện, chức năng đại tràng nâng cao.

Thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc điều trị (không phải thực phẩm chức năng)

được Bộ Y tế trao tặng giải thưởng Ngôi Sao Thuốc Việt

2. Viêm đại tràng mạn tính là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phòng và điều trị

2.1 Viêm đại tràng mạn tính là gì?

Viêm đại tràng mạn tính là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số người bị viêm đại tràng mạn tính ở nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm đại tràng cấp tính xuất hiện kéo dài trên 3 tháng, thường xuyên lặp đi lặp lại. Viêm đại tràng mạn tính đặc trưng bởi quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

2.2 Triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính, dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mạn tính

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng mạn thường khởi phát chậm, tiến triển dai dẳng với các dấu hiệu điển hình như:

Đau bụng kéo dài: Nếu cơn đau bụng do viêm đại tràng cấp tính chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (3 - 7 ngày) thì viêm đại tràng mạn tính khiến bệnh nhân bị đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu kéo dài; đau âm ỉ hoặc quặn nhiều lần ngắt quãng. Tình trạng đau bụng này thường suy giảm sau khi đi tiêu, sau đó lại xuất hiện ở lần đi tiêu tiếp theo.

Đại tiện rối loạn: Người bệnh cũng bị đi đại tiện nhiều lần (thường 4 - 5 lần/ngày), có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Đặc trưng phân do viêm đại tràng mạn tính cũng rất đa dạng như: lỏng nát, không thành khuôn, có lẫn máu và chất nhầy, mùi hôi tanh,… Bệnh nhân thường bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

Cơ thể mệt mỏi suy nhược: Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Vì thế triệu chứng toàn thân cũng rõ ràng hơn so với viêm đại tràng cấp tính, cụ thể như: mệt mỏi, chán ăn, hốc hác, người gầy sút, hay cáu gắt,…

Ngoài ra nếu nội soi viêm đại tràng mạn tính sẽ thấy, các vết viêm loét không mới, có phủ lớp nhầy trắng, thường kèm theo các ổ áp xe nhỏ và vết sẹo niêm mạc đại tràng xen kẽ. Nguyên nhân do tổn thương kéo dài và lặp lại. Còn khi xét nghiệm phân sẽ tìm thấy các thành phần như: hồng cầu (do xuất huyết), tế bào biểu mô ruột, nấm, ký sinh trùng, lỵ amip,…

2.3 Nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính?

Theo quan niệm của Y học hiện đại, viêm đại tràng mạn tính được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mạn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

- Bệnh viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân, là bệnh xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.

- Bệnh viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân, bệnh thường gặp là viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu.

Viêm đại tràng mạn tính thường do những nguyên nhân sau:

- Nhiễm các loại vi trùng gây bệnh đường ruột: Shigella, Salmonella…

- Nhiễm các loại ký sinh trùng như: giun đũa, giun kim, giun tóc.

- Chế độ ăn uống như ăn uống không điều độ hoặc các loại thức ăn gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc ruột.

- Táo bón kéo dài.

Còn theo Y học cổ truyền, viêm đại tràng mạn tính thuộc phạm vi các chứng bệnh như phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây viêm đại tràng mạn tính:

Ngoại tà lục dâm - mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Ẩm thực bất điều, nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Ăn thức ăn béo nhiều mỡ khó tiêu, uống nhiều rượu bia…Nguyên nhân này được coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm đại tràng mạn tính.

Thất tình nội thương hay yếu tố tinh thần, đặc biệt là hay lo lắng, buồn phiền hoặc cáu giận kéo dài, công việc căng thẳng, stress….

Tỳ vị tố hư, nghĩa là cơ thể vốn bị suy nhược hoặc bệnh tật lâu ngày.

Các nhân tố trên ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công năng của tỳ vị và Đại tràng, làm cho các Tạng phủ này suy yếu mà gây nên bệnh, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn gây nên các đợt viêm cấp tính tái đi tái lại và rồi trở thành viêm đại tràng mạn tính.

2.4 Viêm đại tràng mạn tính uống thuốc gì?

Viêm đại tràng là một bệnh rất khó điều trị dứt hẳn cho nên nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì, toàn diện, bao gồm các giải pháp như lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp. Do đó, tùy theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc phù hợp để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn...

Bác sĩ có thể yêu cầu một số người bị viêm đại tràng mạn tính thực hiện phẫu thuật. Trong vài trường hợp, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị tốt nhất, chẳng hạn như tế bào ung thư đã xuất hiện ở người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu bạn gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc thể trạng không cải thiện sau khi dùng thuốc chữa viêm đại tràng.

Ngoài điều trị viêm đại tràng theo Tây y thì người bệnh có thể cân nhắc điều trị theo Y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị hẳn bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

Có rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả, tiêu biểu phải kể tới các bài thuốc như “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử thang”. Đây là hai bài thuốc cổ phương đã có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi điều trị viêm đại tràng mạn tính dựa trên nguyên tắc bổ tỳ ích tràng và thanh nhiệt hóa thấp.

2.5 Bệnh viêm đại tràng mạn tính ăn gì, uống gì?

Người bệnh viêm đại tràng mạn tính vốn được coi là căn bệnh “từ miệng mà vào” nên người bệnh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như sau:

Tránh stress, căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá sẽ gây trầm cảm và dẫn đến giảm nhu động ruột, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Ngoài ra, năng vận động, thể dục thể thao, uống nhiều nước bằng cách lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày vài lần để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như: Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Có chế độ ăn hợp lý:

+ Hạn chế trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, không nên dùng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, các chất chua cay và những thức ăn chiên vì sẽ gây khó tiêu. Nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa, tốt nhất là không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.

+ Với nguyên tắc ăn uống là phải đủ thành phần các chất dinh dưỡng như đảm bảo 1g chất đạm cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày, 30 - 35 kcal cho mỗi kilôgam cân nặng mỗi ngày, đồng thời phải cung cấp đầy đủ nước, muối khoáng và các vitamin. Tùy theo triệu chứng mà thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp: Khi bị táo bón: cần phải giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; Khi bị tiêu chảy: không được ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.

II.     NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THUỐC ĐẠI TRÀNG HOÀN P/H

1. Thuốc Đại tràng hoàn P/H có phải từ thảo dược không?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H với thành phần 100% thảo dược, được bào chế từ bài thuốc cổ phương hơn 1000 năm tuổi "Sâm Linh Bạch Truật Tán" và "Hương Sa Lục Quân Tử Thang". Không chỉ phát huy những ưu việt vốn có của hai bài thuốc gốc, thuốc Đại tràng hoàn P/H còn được gia giảm phù hợp để tăng cường thêm công năng của hai bài thuốc gốc.

Thuốc Đại tràng hoàn P/H không chỉ có tác dụng làm hết đau, tiêu viêm, hết chướng bụng, đầy hơi đối với các đợt viêm đại tràng cấp tính mà còn tập trung vào toàn bộ hệ thống đường tiêu hoá, gồm tỳ vị, can đởm đến tiểu trường, Đại tràng. Từ đó, khôi phục công năng tỳ vị, bảo vệ niêm mạc ruột, giúp tiêu viêm, nâng cao chính khí, phục hồi chức năng Tạng Phủ, điều hòa toàn thân và tăng sức đề kháng.

Hiện thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Thuốc có tác dụng điều trị tương đương với thuốc điều trị Tây y.  Thuốc đã được Bộ Y tế trao tặng giải thưởng cao quý Ngôi Sao Thuốc Việt.

Thuốc Đại tràng hoàn P/H vinh dự được nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng

2.  Thuốc Đại tràng hoàn P/H có trên thị trường lâu chưa?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. Thuốc Đại tràng P/H là thuốc điều trị tương đương với thuốc điều trị Tây y, không phải thực phẩm chức năng.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về thuốc Đại tràng hoàn P/H trên báo Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-thao-duoc-tri-viem-dai-trang-ngan-ngua-tai-phat-hieu-qua--n182310.html/

Điều trị bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H sẽ được chỉ định theo các liệu trình điều trị tùy theo mức độ bệnh và thể trạng. Với những trường hợp bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc và hạn chế được việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh thì tình trạng viêm mạn tính của đại tràng có thể ổn định, không xuất hiện các triệu chứng bệnh trong thời gian dài.

3. Ai đã dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H chưa? Xin thông tin tham khảo

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã và đang kiểm soát tình trạng viêm đại tràng tốt bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H. Bạn có thể tham khảo thêm một số trường hợp bệnh nhân chia sẻ kinh nghiệm điều trị thực tế tại đây  https://viemdaitrang.com.vn/trai-nghiem-benh-nhan/

4. Thuốc Đại tràng hoàn P/H của công ty nào sản xuất?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H là sản phẩm của Công ty Đông dược Phúc Hưng – Thuốc Nam của Người Việt.

Tiền thân là tổ hợp tác được thành lập từ đầu những năm 90, đến năm 2000, Đông dược Phúc Hưng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH có trụ sở làm việc và nhà xưởng sản xuất hơn 500m2 tại số 96 – 98, Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Năm 2007, Công ty mở rộng quy mô nhà máy từ 500m2 nhà xưởng ban đầu lên tổng diện tích 25,000m2 nằm trong khu công nghiệp Thanh Oai – Thanh Oai – Bích Hòa - Hà Nội. Năm 2014, Đông dược Phúc Hưng hoàn tất thẩm định GMP –WHO, trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP – WHO về sản xuất thuốc từ dược liệu. Nhà máy được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động bào chế và sản xuất thuốc y học cổ truyền.

Từ một tổ hợp tác sản xuất chủ yếu là đóng gói thuốc thang, thuốc bột đến nay Đông dược Phúc Hưng đã có hơn 30 nhãn hiệu thuốc nổi tiếng được tin dùng như Đại Tràng Hoàn P/H – Điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, Thuốc Ho P/H – Thuốc Nam trị ho hiệu quả, Hoạt huyết Thông Mạch P/H – điều trị hoa mắt chóng mặt đau đầu, giảm trí nhớ; Các sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt tại các quầy thuốc trên toàn quốc nhờ hệ thống phân phối hiệu quả, rộng lớn mà còn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế được nhiều bệnh viện, bác sỹ sử dụng điều trị cho bệnh nhân.

Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của Đông dược Phúc Hưng đó chính là việc nỗ lực bảo tồn, gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của nền y học cổ xưa. Bên cạnh các bài thuốc cổ phương quý giá hàng trăm năm của các danh y để lại, Đông dược Phúc Hưng không ngừng tìm kiếm sưu tập các bài thuốc dân gian gia truyền còn tiềm ẩn trong nhân dân để có thể xã hội hóa phục vụ người bệnh. Trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, bào chế thuốc, Đông dược Phúc Hưng luôn luôn tôn trọng và phát huy các dạng bào chế truyền thống như cao, đơn, hoàn, tán. Để từ đó đảm bảo được công năng của các bài thuốc y học cổ truyền, gìn giữ được tinh túy trong từng bài thuốc và cho ra đời được các loại thuốc thảo dược có hàm lượng dược liệu cao nhất, cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Với ước vọng giữ gìn và phát triển những tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại để tạo ra những loại thuốc thảo dược tốt nhất góp phần nâng cao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trải qua hơn 20 năm trưởng thành & phát triển, Đông dược Phúc Hưng đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc thảo dược tại Việt Nam.

5. Thuốc Đại tràng hoàn P/H chữa viêm đại tràng như thế nào?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mạn tính. Thuốc thảo dược Đại Tràng Hoàn P/H được bào chế từ 2 bài thuốc cổ phương “Hương sa lục quân tử thang” và “Sâm linh bạch truật tán”. “Hương sa lục quân tử thang” và “Sâm linh bạch truật tán” là hai bài thuốc cổ phương đã có tuổi đời hơn 1000 năm tuổi.

Trong bài thuốc “Hương sa lục quân tử thang” (đẳng sâm, hoàng liên, cam thảo, trần bì, mộc hương, sa nhân) tứ quân tử kiện tỳ ích khí dùng làm quân; Trần bì, Bán hạ hoá đàm trừ thấp; Mộc hương, Sa nhân hoà vị, hành khí, chỉ thống, đều làm thần; Cam thảo điều hoà vị thuốc, bổ trung tiêu, làm sứ; Toàn phương trong kiện có tiêu, trong hành có bổ, cùng nhau kiện tỳ hoà vị, lý khí chỉ thống.

"Hương sa lục quân tử thang" được coi là bài thuốc đầu bảng trong điều trị các bệnh lý về đại tràng. Bài thuốc này chuyên chữa các chứng tỳ vị, khí hư kiêm hàn thấp ở trung tiêu gây đau, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy và các bệnh viêm đại tràng mạn tính, đặc biệt là viêm đại tràng co thắt.

Bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 - 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm). Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu làm rõ cơ chế tác dụng của “Sâm linh bạch truật tán” như:

- Nghiên cứu của Dương Húc Đông, Trương Kiệt, Vương Uy (2004), Tác dụng và cơ chế bảo vệ đường ruột của “Sâm linh bạch truật tán” trên mô hình chuột Tỳ hư. Quan sát tổ chức ruột và mẫu phân Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus qua kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy chuột Tỳ hư sau khi điều trị bằng “Sâm linh bạch truật tán” có tỉ lệ Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus dần dần trở lại bình thường, tăng độ dày cơ trơn ruột, tăng số lượng các tế bào cốc, tình trạng rối loạn vi mao ruột, ty thể trướng to cải thiện đáng kể. Tốt hơn đáng kể so với nhóm Tỳ hư phục hồi tự nhiên, không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm điều trị probiotic. “Sâm linh bạch truật tán” điều chỉnh tình trạng lợi khuẩn trên mô hình chuột Tỳ hư và thúc đẩy phục hồi tổn thương mô của hệ tiêu hóa.

- Nghiên cứu của Lôi Anh, Lưu Lệ Sa, Trương Phàm, Hầu Thiến (2009), Ảnh hưởng của “Sâm linh bạch truật tán” đến sự thay đổi các thành phần protein tế bào biểu mô ruột non trên mô hình chuột Tỳ hư. Sử dụng phần mềm Quest one phân tích sự thay đổi của protein tế bào biểu mô đường ruột trong mỗi nhóm chuột. Kết quả cho thấy “Sâm linh bạch truật tán” có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng ở chuột, các thành phần protein ở các tế bào biểu mô ruột phục hồi gần bình thường.

- Nghiên cứu của Nguyễn Trương Minh Thế (2015), Nghiên cứu tác dụng giảm tiêu chảy của “Sâm linh bạch truật tán” trên mô hình thực nghiệm. Chuột được gây tiêu chảy bằng kháng sinh. Sau đó tiến hành điều trị bằng “Sâm linh bạch truật tán” nhằm xác định liều tác dụng, so sánh tác dụng với probiotic (chứa Bacillus subtilis và Lactobacillus acisophilus). Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng “Sâm linh bạch truật tán” khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm điều trị bằng probiotic về giảm tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết và có khả năng phục hồi, tăng thể trọng tốt hơn.

6.  Thuốc Đại tràng hoàn P/H mua ở đâu?

Thuốc Đại tràng hoàn P/h hiện có bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thêm danh sách nhà thuốc có phân phối thuốc Đại tràng hoàn P/H tại https://viemdaitrang.com.vn/

7.  Có thể dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H dùng cho những đối tượng nào? Từ mấy tuổi có thể dùng được?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc dùng cho trẻ từ 6 tuổi (có thể tự nuốt được dạng viên hoàn cứng). Viêm đại tràng là bệnh lý dễ mắc, khó điều trị, cần có sự tư vấn, theo dõi điều trị của bác sỹ qua tổng đài bác sỹ miễn cước 1800 5454 35.

8.  Mắc viêm đại tràng mạn tính nhiều năm có thể dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H không?

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí cả đời.  Mục tiêu điều trị viêm đại tràng mạn tính hiện nay là điều trị kiểm soát tình trạng viêm nhiễm mạn tính để giúp các triệu chứng bệnh không tái phát trong khoảng thời gian nhất định.

Nếu gặp các yếu tố thuận lợi (sức đề kháng suy giảm; chế độ dinh dưỡng không tốt) thì có thể tình trạng viêm nhiễm của đại tràng sẽ xuất hiện trở lại, các tổn thương hình thành sâu hơn; khi này bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc điều trị viêm đại tràng trở lại. Sự khác biệt chính giữa việc điều trị viêm đại tràng bằng Đại tràng hoàn P/H so với thuốc Tây y là thời gian bệnh ổn định lâu hơn, hạn chế gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây.

Nguyên tắc điều trị của Đại Tràng Hoàn P/H là bổ tỳ ích tràng, thanh nhiệt thấm thấp. Thuốc không chỉ có tác dụng làm hết đau, tiêu viêm, hết chướng bụng, đầy hơi đối với các đợt viêm đại tràng cấp tính mà còn tập trung vào toàn bộ hệ thống đường tiêu hoá, gồm tỳ vị, can đởm đến tiểu trường, Đại tràng; từ đó, khôi phục công năng tỳ vị, bảo vệ niêm mạc ruột, giúp tiêu viêm, nâng cao chính khí, phục hồi chức năng Tạng Phủ, điều hòa toàn thân và tăng sức đề kháng.

Việc điều trị bệnh mạn tính như viêm đại tràng luôn cần có sự đồng hành của các bác sỹ, người bệnh có thể lưu số tổng đài miễn cước 1800 5454 35 như một số liên hệ thường xuyên để có thể trao đổi cùng các bác sỹ bất cứ lúc nào.

9. Người cao tuổi dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H có hiệu quả không?

Vì những khó khăn trong điều trị viêm đại tràng ở người cao tuổi, nên người bệnh khi điều trị bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H cần đảm bảo:

- Kiên trì điều trị đúng và đủ liệu trình

Đúng liệu trình điều trị là tuân thủ thời gian điều trị đủ 4 – 6 tuần/liệu trình, với mỗi mức độ bệnh khác nhau thì điều trị số liệu trình khác nhau.

Đúng hướng dẫn sử dụng về cách dùng là phải dùng đúng liều lượng thuốc cho 1 lần uống và đúng số lần uống trong 24h; Đúng thời gian là phải dùng đúng thời gian mà bác sĩ hướng dẫn (uống trước, uống trong hay uống sau bữa ăn)

Việc uống thuốc không đúng liều như: Dùng sai liều lượng thuốc (ml/viên) /ngày hoặc dùng sai số hộp được quy định trong 1 liệu trình đều sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt như bệnh không dứt, tạo cơ hội cho những biến chứng nguy hiểm của bệnh phát triển.

- Điều trị củng cố công năng Đại tràng

Đề điều trị viêm đại tràng tận gốc cần phục hồi – nâng cao công năng của Tạng – Phủ, đặc biệt là tạng Tỳ (Đại tràng) giúp hạn chế tái phát, giảm cường độ bệnh, triệu chứng thưa dần và tiến đến không tái phát.

Tuy nhiên để phục hồi – nâng cao công năng Tạng Phủ của người bệnh thì đòi hỏi mất nhiều thời gian. Chưa kể khi công năng Tạng – Phủ đã được hồi phục thì vẫn có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (ngoại cảm); các yếu tố tinh thần (nội thương) tác động làm cho suy yếu.

Đó cũng chính là lý do tại sao những người mắc bệnh mạn tính thường phải có chế độ luyện tập, sinh hoạt phù hợp, giữ cho trạng thái tinh thần luôn vui vẻ thoải mái và duy trì dùng thuốc giúp nâng cao công năng tạng phủ, phòng ngừa những tác động bất lợi bên ngoài lên cơ thể.

Riêng với viêm đại tràng – căn bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài ( phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thì việc dùng thuốc để củng cố công năng tạng Tỳ (Đại tràng) là hết sức cần thiết. Người bệnh nếu thấy có các triệu chứng trở lại của viêm đại tràng nên chủ động điều trị sớm, ngăn ngừa sự tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài.

10. Tại sao thuốc Đại tràng hoàn P/H lại giữ dạng bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền?

Ngay từ khi ra đời, thuốc thuốc Đại Tràng Hoàn P/H đã được bào chế dưới dạng viên hoàn truyền thống và đến nay, thuốc vẫn được giữ nguyên dạng bào chế này sau hơn 20 năm có mặt trên thị trường.

Và ngay cả khi được phát triển thành hai sản phẩm là Đại Tràng Hoàn P/H dạng hộp (10 gói) và dạng lọ (240 viên) để phù hợp với từng giai đoạn điều trị cấp tính và mạn tính, sản phẩm thuốc này vẫn được bào chế dưới dạng viên hoàn cứng mặc dù ở dạng bào chế này, người bệnh cần uống một số lượng lớn hàng ngày.

Vậy tại sao sản phẩm thuốc đại tràng hoàn P/H không thay đổi dạng bào chế khác nhằm theo kịp thời đại?

Theo các dược sỹ, bác sỹ YHCT, thuốc viên hoàn là một dạng thuốc làm bằng dược liệu tán mịn và kết dính làm thành viên. Đây là một trong những dạng bào chế rất phù hợp với các loại thuốc đông y như Đại Tràng Hoàn P/H bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, thuốc Đại Tràng Hoàn P/H gồm nhiều thành phần thảo dược nên nếu được sản xuất dưới dạng hiện đại như viên nén, viên nang…thì chỉ có thể bào chế tinh lọc được một chất hóa học có trong mỗi loại dược liệu chứ không thể bào chế tất cả các chất có trong đó. Vì vậy, việc bào chế thuốc viên đã vô tình loại bỏ các hoạt chất sinh học quý, mà đôi khi nó đóng vai trò bổ trợ hoàn hảo cho thang thuốc. Còn khi sản xuất ở dạng viên hoàn, thuốc Đại Tràng Hoàn P/H sẽ giữ nguyên hàm lượng và chất lượng của dược liệu nên mang đến tác dụng điều trị tốt hơn.

Thứ hai, thuốc viên hoàn có đặc điểm là tan chậm, do đó các thành phần thuốc ngầm dần vào cơ thể nên có tác dụng điều trị các bệnh mạn tính rất công hiệu.

Thứ ba, thuốc viên hoàn ít bị ảnh hưởng bởi không khí và hơi nước nên dễ bảo quản hơn các dạng bào chế truyền thống khác.

Như vậy, dạng bào chế viên hoàn truyền thống không chỉ giúp sản phẩm thuốc Đại Tràng Hoàn P/H giữ nguyên được các thành phần của các loại dược liệu mà còn làm tăng hiệu quả trị bệnh. Đó chính là lý do khiến Công ty TNHH Phúc Hưng vẫn luôn giữ vững và duy trì dạng bào chế này cho các sản phẩm thuốc viên mà không chạy theo xu thế của thời đại.

11. Giá bán thuốc Đại tràng hoàn P/H như thế nào? Mua ở đâu thuốc Đại tràng hoàn P/H ở đâu? Mua ở đâu chính hãng?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H có hai dạng bào đóng gói: Dạng viên hoàn – Hộp 10 gói; Dạng viên hoàn – Lọ 240 viên. Thuốc Đại tràng hoàn P/H dạng hộp 10 gói có giá bán khoảng 50 nghìn; dạng viên hoàn lọ 240 viên có giá bán khoảng 70 nghìn. Giá bán tại các nhà thuốc sẽ có chênh lệch ít nhiều tùy theo chương trình bán hàng của từng nhà thuốc.

Trước khi bắt đầu dùng thuốc, người bệnh nên kiểm tra:

- Hạn dùng, số lô sản xuất

- Tem trên nắp hộp

- Màu sắc của hộp, màu sắc của thuốc

Lưu ý là trong suốt quá trình điều trị cần có sự đồng hành của bác sỹ điều trị (qua trực tiếp phòng khám của Phúc Hưng hoặc liên hệ qua tổng đài theo dõi điều trị miễn phí 1800 5454 35)

12. Liều dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H?

Liều dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H tùy theo độ tuổi như sau:

Ngày uống 3 lần (sáng – chiều – tối).

- Mỗi lần uống 1 gói sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.

- Mỗi đợt điều trị từ 4 – 6 tuần.

- Để củng cố và ổn định lâu dài bộ máy tiêu hóa, ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên điều trị thêm 1 - 2 đợt. Mỗi đợt cách nhau một tuần.

13. Có thể dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H kết hợp với thuốc Tây không?

Trong thời gian đầu điều trị bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H, nếu các triệu chứng xuất hiện rầm rộ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể kết hợp với thuốc Tây để tăng cường hiệu quả; giúp bệnh thuyên giảm dần dần, triệu chứng nhẹ và thưa hơn, tiến tới không tái phát các triệu chứng.

14. Dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H trong bao lâu? Mấy đợt? Uống thuốc Đại tràng hoàn P/H bao lâu thì hiệu quả?

Liệu trình điều trị 4 - 6 tuần là liều điều trị cơ bản khi điều trị bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H, tùy theo mức độ bệnh sẽ điều trị từ 1 - 2 hay 3 -4 liệu trình. Việc dùng thuốc theo liệu trình sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng, phục hồi Tỳ vị; Đại tràng mà không để lại các tác dụng phụ và quan trọng nhất là bệnh không có xu hướng nặng lên theo thời gian, người bệnh không phải tăng liều thay thay đổi thuốc khác như khi điều trị theo Tây y.

Thuốc Đại tràng hoàn P/H hiệu quả ngay với các trường hợp viêm đại tràng cấp tính, giảm nhanh các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Khi gặp các triệu chứng cấp tính này, người bệnh có thể dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H ngay.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Đại tràng hoàn P/H, người bệnh có thể liên hệ với các bác sỹ theo số tổng đài 1800 5454 35 để được bác sỹ hướng dẫn điều trị.

15. Viêm đại tràng co thắt có dùng được Đại tràng hoàn P/H không?

Thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ trong các trường hợp:

- Đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa

- Viêm đại tràng cấp tính

- Viêm đại tràng mạn tính

- Viêm đại tràng co thắt

Thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý viêm đại tràng này bởi giải quyết tốt 3 vấn đề:

+ Giảm co thắt đại tràng, giảm Làm hết đau, tiêu viêm, hết chướng bụng, đầy hơi đối với các đợt viêm đại tràng cấp tính

+ Khôi phục công năng Tỳ vị, bảo vệ niêm mạc ruột, giúp tiêu viêm, nâng cao chính khí, phục hồi chức năng Tạng Phủ, điều hòa toàn thân và tăng sức đề kháng, giúp bệnh ổn định, không tái phát.

17.  Chống chỉ định của thuốc Đại tràng hoàn P/H?

- Không dùng thuốc Đại tràng hoàn P/H cho phụ nữ có thai.

18.  Bảo quản thuốc Đại tràng hoàn P/H thế nào?

- Thuốc Đại tràng hoàn P/H bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ.

19. Thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc hay thực phẩm chức năng?

- Thuốc Đại tràng hoàn P/H là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

 

Ds. Quang Nghị