Bệnh lý viêm đại tràng có nguy hiểm?
Viêm đại tràng dễ gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.
Viêm đại tràng dễ gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng để lâu có nguy hiểm không là điều nhiều người bệnh lo lắng
Viêm đại tràng kéo dài - ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống
Người mắc bệnh đại tràng thường cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, đi ngoài phân có máu. Nếu bệnh nặng, cơ thể có thể sốt, gầy sút hốc hác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Một khi đã mắc bệnh người bệnh phải kiêng khem rất khổ sở, chỉ cần ăn thức ăn không hợp vệ sinh là bệnh tái phát trở lại trầm trọng hơn.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đại tràng thường gặp: đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.
Bệnh viêm đại tràng có thể khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính nhưng không được phát hiện sớm dẫn đến vết loét thêm nặng hoặc tự điều trị không đúng cách dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc.
Viêm đại tràng có tỷ lệ mắc cao, dễ dàng tái phát, khó dứt điểm bệnh
Viêm đại tràng là một hội chứng bệnh do nhiều nguyên nhân, bệnh dễ mắc nhưng lại khó chữa. Môi trường ở đại tràng được xem là môi trường bẩn (tạo phân), mạch máu tại chỗ kém nuôi dưỡng, do đó đại tràng có sức đề kháng kém, niêm mạc đường ruột tại đại tràng không có điều kiện tự phục hồi sau khi có “tổn thương” nguyên phát (viêm).
Bệnh lý viêm đại tràng có nguy hiểm? (Ảnh minh họa)
Bệnh viêm đại tràng rất nguy hiểm ở chỗ thường được chẩn đoán muộn, khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển biến chứng rất cao. Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-25% và có tới 30% người bị viêm đại tràng kéo mạn tính kéo dài 25 năm sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng.
Viêm đại tràng có nhiều biến chứng rất nguy hiểm
Đối với viêm đại tràng mạn tính lâu năm, trên biểu mô niêm mạc đại tràng xuất hiện những tổn thương sâu và rộng, khó chữa lành nên có nguy cơ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – một trong năm loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (Theo giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – "Bách khoa thư bệnh học" – 2008).
- Gây xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi sau điều trị bằng kháng sinh hoặc khi người bệnh sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích. Khi tình trạng này trở nên trầm trọng sẽ rất dễ gây ra việc xuất huyết ồ ạt.
- Thủng đại tràng: Biến chứng thủng đại tràng xuất hiện sau khi điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị trơ trọi làm các vết loét ăn sâu và bảo mỏng thành đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này sẽ đe dọa tới tính mạng.
- Giãn đại tràng cấp tính: Theo các chuyên gia, khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng gây ra loét và thủng gấp nhiều lần. Người bệnh viêm đại tràng thường có những biểu hiện đau bụng, dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê và gây tử vong.
Viêm đại tràng có nhiều biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư đại tràng (Ảnh minh họa)
- Ung thư đại tràng: Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng. Theo thống kê, có tới 20% bệnh nhân sẽ biến chứng thành ung thư đại tràng. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ viêm đại tràng “ung thư hóa” sẽ tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài từ 7-10 năm. Lúc này niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư. Ở Việt Nam, ung thư đại tràng là một trong ba loại ung thư hàng đầu thuộc hệ tiêu hóa.
Bệnh viêm đại tràng - cần chú ý điều trị sớm và ngừa tái phát!
Để chữa bệnh viêm đại tràng thì bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Tùy theo việc chẩn đoán bệnh lý đang ở giai đoạn nào? Viêm đại tràng cấp tính hay mãn tính mà từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Hầu hết thuốc Tây y được sử dụng để chữa bệnh đại tràng đều là thuốc phục hồi tổn thương hoặc thuốc điều trị chống các loại nhiễm trùng, chống viêm, giảm đau, chống nấm, chống co thắt…..
Thuốc đại tràng được bào chế từ hai bài thuốc cổ phương quý hơn 1000 năm tuổi.
Theo Y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, ngăn ngừa tái phát thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.
Có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả cao, trong đó nổi bật phải kể tới hai bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử”. Hai bài thuốc cổ phương này điều trị viêm đại tràng mạn tính dựa trên nguyên tắc bổ tỳ ích tràng và thanh nhiệt hóa thấp. Hai bài thuốc gồm nhiều vị thuốc quý như: Mộc hương, Hoàng đằng, Bạch truật, Bạch thược, Hoài sơn...; khi được kết hợp với nhau sẽ vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.
Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Đông y Đại tràng hoàn P/H được bào chế từ hai bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử” để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, ngăn ngừa tái phát.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 54 54 35/ zalo 0916 561 338